Trao mâm lễ ăn hỏi cho nhà gái như thế nào thì phù hợp?


Thủ tục trao mâm lễ ăn hỏi là một trong những nét đẹp và đặc trưng trong văn hóa cưới hỏi truyền thống tại Việt Nam. Nét đẹp ấy đã được duy trì qua hàng trăm năm và cho đến nay vẫn được các cặp đôi duy trì và gìn giữ.

Mặc dù đã tồn tại nhiều năm nhưng rất nhiều cặp đôi trẻ vẫn chưa biết rõ các quy tắc sắp lễ, chuẩn bị lễ vật hay thậm quy trình bững mâm quả lễ ăn hỏi trong ngày cưới như thế nào cho phù hợp. Cùng Song Anh Wedding khám phá những chi tiết quan trọng trong thủ tục trao mâm lễ cưới hỏi nhé!

Mâm quả lễ ăn hỏi là do nhà trai chuẩn bị theo yêu cầu của nhà gái và mang đến nhà gái trong đám hỏi. Và đội bê tráp mâm quả trong nhà trai sẽ trao quà theo thứ cho đội bê tráp bên nhà gái. Những mâm quả sẽ được đưa lên bàn thờ tổ tiên, và sau nhiều nghi lễ, nhà gái sẽ chia một ít lễ vật cho nhà trai mang về theo tục lại quả truyền thống.

Khâu chuẩn bị

Khi chuẩn bị mâm lễ cưới hỏi, bạn cần cẩn thận chỉn chu để tránh gây ra thiếu sót sau khi thống nhất về số lượng tráp giữa hai bên gia đình.

Chuẩn bị đội hình hai bên của nhà trai và nhà gái : nhà trai là đội bưng tráp trong khi nhà gái là đội hình đỡ tráp. Số lượng người được tính theo số lượng tráp đã chuẩn bị. Tới đúng ngày giờ đã định, đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường bưng quả đám hỏi tới nhà gái.

chuan-bi-le-an-hoi-1

Cách bê tráp

Sau khi gia đình hai bên lựa chọn và cân nhắc ngày giờ đẹp, đội hình bưng tráp nhà trai sẽ bước ra khỏi cửa và được sắp xếp theo thứ tự, thứ bậc trong gia đình. Đi đầu sẽ là ông bà cha mẹ và các bậc lớn tuổi trong gia đình, sau đó là đến chú rể và đội bưng tráp mâm quả đám cưới và các thành viên khác trong gia đình.

chuan-bi-le-an-hoi-2

Sau khi qua nhà gái, hai bên chào hỏi, đoàn bê tráp nhà trai sẽ trao lễ cho đoàn bê tráp nhà gái để đỡ mâm quả lễ vào nhà. Đội bê tráp nam và đội bê tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau. Các phong bao này do hai nhà tự chuẩn bị.

Thủ tục trao quà

Sau khi đoàn bê tráp nhà trai trao quà lễ cho bên nhà gái, gia đình hai nhà sẽ cùng ngồi uống nước, nói chuyện. Đầu tiên, gia đình nhà gái sẽ giới thiệu các đại diện trong buổi lễ. Để đáp lại, nhà trai cũng giới thiệu các đại diện của gia đình.

Sau khi bên nhà trai phát biểu trong đám hỏi, bên nhà gái đứng lên cảm ơn, chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai. Mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng mở tráp ăn hỏi.

chuan-bi-le-an-hoi-3

Ra mắt hai bên gia đình

Sau khi giới thiệu, phát biểu, cô dâu sẽ ra mắt gia đình hai bên. Chú rể sẽ lên phòng đưa cô dâu xuống chào gia đình hai bên và đặc biệt nếu chú rể chưa lên đón thì cô dâu vẫn chưa được xuất hiện trong lễ ăn hỏi. 

Làm lễ gia tiên

Sau khi kết thúc lễ ra mắt của cô dâu với hai bên gia đình, bố mẹ cô dâu sẽ lấy một số lễ vật trong mâm ngũ quả mang lên bàn thờ thắp hương gia tiên. Bố mẹ cô dâu cùng cô dâu chú rể sẽ lên thắp hương với ban thờ gia đình nhà gái.

chuan-bi-le-an-hoi-4

Tục trả lễ đám hỏi

Nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp. Lưu ý, khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn (thông thường là 10 lễ vật) và khi nhà gái trả lại mâm tráp phải để ngửa nắp lên, không được đóng lại. Nhà gái trao đồ lại quả cho nhà trai và nhà trai xin phép ra về.

Kết

Từng vùng miền sẽ có những nét riêng trong phong tục trao mâm tráp lễ ăn hỏi. Tuy nhiên, về cơ bản thì những tục lệ trên vẫn giống nhau. Mong rằng phù thủy decor tiệc cưới Song Anh đã giúp cô dâu chú rể sắp cưới hiểu thêm về văn hóa cưới hỏi ở Việt Nam. Chúc các bạn có một sự chuẩn bị chu đáo nhất cho đám cưới của mình nhé!

Tin tức liên quan