Giải đáp những thắc mắc về tráp đám hỏi


Bạn đang chuẩn bị cho sự kiện trọng đại của đời mình mà chưa hiểu hết về nó, Song Anh sẽ giải đáp những thắc mắc về tráp đám hỏi để giúp bạn có những thông tin cơ bản nhất cho lễ vu quy như ý.

Xem thêm: NHỮNG ĐIỀU NÀNG DÂU CẦN CHÚ Ý KHI CHUẨN BỊ ĐÁM CƯỚI

Lễ ăn hỏi là gì?

Là một trong những nghi thức quan trọng trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. 

THẮC MẮC VỀ TRÁP ĐÁM HỎI

Nghi lễ truyền thống trong phong tục cưới hỏi của người Việt

Còn được gọi là lễ đính hôn, nhà trai mang sính lễ đến nhà gái dâng lên tổ tiên và họ hàng nhà gái chính thức xin được làm rể. Sau khi ăn hỏi xong, trai tài gái sắc chỉ chờ ngày lành tháng tốt để báo hỷ, về chung một nhà.

Tráp đám hỏi có gì?

Tùy phong tục từng vùng miền, sẽ có sự thay đổi trong số lượng mâm quả và những lễ vật cần có. Thường thì số tráp lễ là số lẻ (3, 5, 7, 9,...) phụ thuộc vào yêu cầu và điều kiện của mỗi gia đình. 
Đám hỏi ở miền Nam và miền Bắc có những điểm khác nhau, tuy nhiên có những lễ vật trên tráp thuộc về phong tục truyền thống bắt buộc phải có.
Trầu cau: Lễ vật đầu tiên và quan trọng nhất không thể thiếu, nó biểu tượng cho tình yêu sắt son mặn nồng của đôi uyên ương. 

THẮC MẮC VỀ TRÁP ĐÁM HỎI

Trầu, cau là lễ vật không thể thiếu trong đám hỏi

Những quả cau tròn trịa mang ý nghĩa đủ đầy và những lá trầu tươi đẹp nhất sẽ được chọn để bưng đến nhà gái. Trang trí kèm là chữ hỷ, chiếc nơ đỏ sẽ là mâm tráp đại diện cho nhà trai với hy vọng đón được nàng dâu như ý.
Bánh hỏi: Cặp bánh hỏi được ví như âm dương ngũ hành nhằm thể hiện sự sắt son của cô dâu xứng cùng sự mạnh mẽ của chú rể. Thường đi đôi với nhau là bánh cốm - bánh phu thê hoặc bánh nướng - bánh dẻo.

THẮC MẮC VỀ TRÁP ĐÁM HỎI

Bánh phu thê thường đi theo cặp, bánh nướng - bánh dẻo hoặc bánh cốm - bánh xu xuê

Tráp quả: Tượng trưng cho sự kết tinh của tình yêu, những trái ngọt đầu tiên cho cuộc sống vợ chồng. Tùy theo vùng miền mà có các loại quả tương ứng. Tất cả các loại quả được chọn không chỉ đẹp về mặt hình thức mà mỗi loại quả còn mang những  ý nghĩa tốt đẹp cho đám đám hỷ.
Trà, rượu: Với mong ước tổ tiên chứng giám lòng thành của nhà trai, tráp trà và rượu được dâng lên bàn thờ tổ tiên để cầu mong đám cưới diễn ra thuận lợi nhất.

THẮC MẮC VỀ TRÁP ĐÁM HỎI

Tráp hoa quả, tráp trà rượu, tráp lợn quay cũng xuất hiện trên bàn gia tiên nhà gái

Xôi gấc/mứt: Hy vọng sự đủ đẩy về vật chất, sự ngọt ngào trong cuộc sống vợ chồng, mỗi gia đình sẽ chọn tráp xôi hoặc mứt làm tráp thứ 5.
Ngoài ra, nếu lựa chọn số mâm tráp nhiều hơn 5 thì lễ vật sẽ đa dạng hơn như lợn quay, các loại xôi,hoặc sử dụng 2 tráp lễ vật giống nhau để đủ số lượng tráp mong muốn.

TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN NGƯỜI BƯNG TRÁP

Không ngẫu nhiên để chọn lựa được người bưng tráp, việc này cũng có những quy định theo phong tục từ xa xưa để đảm bảo rằng đám hỏi diễn ra thuận lợi, hạnh phúc của đôi trẻ được bền lâu.
Cô dâu, chú rể cần lưu ý để có được “biệt đội” bưng tráp chuẩn nhất cho đám hỏi của mình.

THẮC MẮC VỀ TRÁP ĐÁM HỎI

Đội hình bưng tráp nên là những người có tiêu chuẩn dưới đây

•    Nên chọn những bạn có chiều cao tương đương nhau, điều này vừa mang tính thẩm mỹ lại vừa dễ dàng khi bưng tráp, nếu chiều cao chênh lệch khi bê sẽ có sự không chắc chắn, nghiêng ngả.
•    Lựa chọn những bạn trẻ chưa có gia đình, không nên chọn những người đã lập gia đình, hoặc hơn cô dâu chú rể nhiều tuổi.
•    Nam thanh, nữ tú có ngoại hình tốt sẽ là lợi thế cho dàn bưng tráp của bạn nổi bật hơn.

QUY TRÌNH BƯNG TRÁP ĐÁM HỎI

Khi chuẩn bị xong các mâm tráp, đến giờ hoàng đạo, nhà trai di chuyển sang nhà gái. Theo thứ bậc từ cao đến thấp trong nhà, đội hình nhà trai tiến và trao lễ cho nhà gái theo như đã sắp xếp các thứ tự mâm tráp từ trước.
Nhà gái nhận tráp và dâng lên bàn gia tiên. Nam thanh nữ tú sẽ trao phong bao lì xì để trả duyên cho nhau.
Sau thời gian 2 bên trao đổi, bàn bạc với nhau về lễ cưới thì nhà gái sẽ chia lại lễ vật cho nhà trai, thường thì nhà gái sẽ trả lại ⅓ số lễ vật, có nhiều gia đình thì trả 1 nửa, tùy nhà gái nhưng phải là số chẵn.

THẮC MẮC VỀ TRÁP ĐÁM HỎI

Lưu ý khi nhà gái trả lễ, phải dùng tay để xé đồ, không được phép dùng kéo, và mâm tráp phải ngửa nắp lên, không được đóng lại. Đây là những mẹo từ thời xa xưa được truyền đến các thế hệ sau.

THẮC MẮC VỀ TRÁP ĐÁM HỎI

Mỗi vùng miền có những thủ tục đám hỏi khác nhau, 2 bên gia đình nên bàn bạc thật kỹ lưỡng và thống nhất các khâu, để tránh xảy ra sai sót không đáng có.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có những thông tin cơ bản để chuẩn bị cho lễ đính hôn của mình thật tốt nhé!

#TRÁP ĐÁM HỎI

Tin tức liên quan