Cưới hỏi và những nghi lễ truyền thống không thể bỏ qua


Đối với người Việt, phong tục truyền thống trong những sự kiện trọng đại là không thể thiếu đặc biệt là hỷ sự. Dưới đây là những nghi lễ truyền thống không thể bỏ qua cô dâu nên chú ý để cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, vững bền.

nghi lễ truyền thống cưới hỏi

Những nghi lễ truyền thống trong đám cưới Việt

Cách xem ngày cưới hỏi để có hôn nhân viên mãn

Không nên cưới năm tuổi kim lâu

“1, 3, 6, 8 kim lâu, dựng nhà, lấy vợ, tậu trâu thì đừng” là câu tục ngữ dân gian xưa nói về tuổi kim lâu. Tức những năm tuổi có số cuối là 1, 3, 6, 8 thì không nên tiến hành những việc đại sự để tránh những điều xấu không đáng có. 
Đặc biệt các cô gái vào năm tuổi kim lâu không nên lấy chồng bởi quan niệm lấy chồng năm tuổi thì bản thân không thuận lợi cũng như cuộc sống vợ chồng khó hạnh phúc bền lâu.
Điều này có chính xác hay không thì không có cơ sở nào để chứng minh, tuy nhiên “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” các cô dâu cũng nên xem xét vấn đề tuổi để cưới cho phù hợp.
Kim lâu có hóa giải được không? Có nhiều cách dân gian truyền tai nhau như “mượn tuổi” để cưới, “xin dâu 2 lần”, chọn ngày sau đông chí, hoặc cưới vào đúng ngày sinh nhật coi như qua Kim Lâu.

Chọn ngày hoàng đạo

Là sự chọn lựa tổng hợp khi dựa vào các yếu tố về thiên địa cùng với tử vi của cô dâu chú rể mà chọn ngày cho phù hợp.

Ngày bất tương (Ngày tương hợp):

Là ngày đại kiết để dựng vợ gả chồng, nếu tổ chức đám cưới vào ngày này thì có thể xem như sự may mắn nhân đôi. Là ngày âm dương được cân bằng, có các sao tốt chiếu. Ngược lại tuyệt đối tránh ngày hắc đạo để những điều xấu không có cơ hội xảy ra

Ngày tốc hỷ:

Là ngày tốt, mang ý nghĩa niềm vui, hạnh phúc bất ngờ, nhanh chóng, mọi việc diễn ra suôn sẻ.

Ngày đại an:

Là ngày có ý nghĩa là mang lại sự bình an, yên ổn, thịnh vượng, thành công, may mắn, bền vững trường tồn kéo dài. Căn cứ vào đặc điểm của trạng thái đại an trong Lục diệu ta sẽ thấy quẻ này cát lợi về nhiều phương diện, góc độ. Nó hoàn toàn không có mặt hạn chế, bất cập nào cả vì vậy ngày này được chọn làm ngày cưới mang mong ước bền vững cho đôi uyên ương. 

Cách chọn giờ tổ chức nghi lễ

Ngoài có ngày hoàng đạo thì cũng có giờ hoàng đạo, giờ hoàng đạo là khoảng thời gian trong ngày được cho là tốt, không phải giờ phạm thì là giờ tốt để tổ chức các nghi lễ đám cưới. 
Nhiều vùng miền không quá để ý giờ hoàng đạo mà chọn giờ sáng hoặc tối hoặc cuối tuần để tổ chức lễ đãi tiệc để quan khách có thể ở lại chung vui đông nhất.

Những nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua

Đám hỏi

nghi lễ truyền thống cưới hỏi

Đám hỏi của đôi uyên ương như chính thức được công nhận là người một nhà 

Lễ dạm ngõ

Là nghi lễ đặt nền móng đầu tiên cho hôn nhân, là buổi nói chuyện chính thức giữa nhà trai và nhà gái xin phép cho đôi trẻ được tiếp tục tìm hiểu và được bố mẹ 2 bên công nhận, chọn ngày lành tháng tốt tổ chức hôn lễ. Lễ dạm ngõ không cần lễ vật, tuy nhiên nhà trai sẽ chuẩn bị một chút lễ vật nhỏ để thể hiện thành ý cũng như sự tôn trọng đối với nhà gái.

nghi lễ truyền thống cưới hỏi

Trầu cau là lễ vật không thể không có trong cưới hỏi

Lễ ăn hỏi

Bước tiến tiếp theo trong tiến trình nghi lễ hôn nhân là lễ đính hôn - tên gọi khác của lễ ăn hỏi. Với nghi thức này, đôi uyên ương đính ước, được công nhận là con dâu con rể của 2 bên, chỉ chờ ngày hoàng đạo để tổ chức hôn lễ cùng về chung nhà. Nhà trai mang tráp sang nhà gái dâng lên gia tiên minh chứng cho lòng thành của mình, mong ước được sự ủng hộ từ gia tiên nhà gái cũng như ra mắt họ hàng. Hai bên gia đình sẽ nói chuyện và thống nhất ngày giờ được đón dâu, chuẩn bị cho bước tiếp theo.

nghi lễ truyền thống cưới hỏi

Lễ ăn hỏi được tổ chức ấm cúng tại nhà gái


Xem thêm: GIẢI ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC VỀ TRÁP ĐÁM HỎI

Đám cưới

Lễ đón dâu

Vào ngày, giờ hoàng đạo đã báo trước, nhà trai mang lễ vật sang nhà gái, sau khi hai bên đã trò chuyện xong thì nhà trai xin dâu về. Lưu ý của các cô dâu trên đường về nhà chồng là đến mỗi cây cầu hoặc qua sông suối sẽ thả một túi nhỏ gồm tiền lẻ, một chút gạo, muối đã được bọc sẵn xuống. Ý nghĩa của việc này là nhằm bỏ lại những điều xui xẻo, không may mắn theo mình trong cuộc sống mới.

nghi lễ truyền thống cưới hỏi

Cặp đôi hạnh phúc trong đám cưới

Lễ báo hỷ

Đây là nghi lễ đông đảo khách mời nhất, là tiệc cưới được tổ chức lớn nhằm thông báo đến hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp,....về chuyện hôn sự của đôi bạn trẻ với mong ước nhận được nhiều lời chúc phúc cũng như chia vui cùng với mọi người.
Lễ báo hỷ hoành tráng tại nhà hàng
Với những gia đình có khoảng cách địa lý xa hoặc những gia đình bận rộn không thể kéo dài thời gian tổ chức thì thường sẽ ghép lễ ăn hỏi, đón dâu và báo hỷ trong cùng một ngày. Tuy thời gian tổ chức thực hiện kéo dài cả ngày có sự mệt mỏi nhưng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cả 2 bên. 

nghi lễ truyền thống cưới hỏi

Tiệc cưới tư gia thân mật

Có nên trang trí tiệc cưới?

Trang trí tiệc cưới là phần không thể thiếu bởi nó được coi là bột mặt của gia chủ vì vậy đây là khâu không thể qua loa. Để chuẩn bị trang trí tiệc cưới bạn phải lựa chọn địa điểm tổ chức và concept cho tiệc cưới trước tiên để chuẩn bị những bước tiếp theo khớp với ý tưởng.

Phong cách trang trí tiệc cưới sẽ nói nên tính cách và dấn ấn cá nhân của cô dâu chú rể, tone màu được lựa chọn là màu sắc điển hình của concept ấy, ngoài ra còn có những phụ kiện trang trí phù hợp. 

nghi lễ truyền thống cưới hỏi

Đội ngũ Wedding Planner chuyên nghiệp 

Tùy vào từng địa điểm tổ chức tiệc cưới mà trang trí tiệc cưới cho phù hợp. Nếu bạn quá bận rộn và không thể đảm đương được nhiệm vụ này, đội ngũ Wedding Planner sẽ giải quyết công đoạn này theo ý muốn của bạn.


Xem thêm: ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG TRANG TRÍ TIỆC CƯỚI
Xem thêm: BẠN ĐÃ HIỂU ĐÚNG VỀ NHIỆM VỤ CỦA WEDDING PLANNER CHƯA?

#nghi lễ truyền thống cưới hỏi

Tin tức liên quan