Lễ ăn hỏi ở miền Bắc diễn ra như thế nào?


Nếu bạn chuẩn bị cho sự kiện trọng đại của đời mình mà chưa hiểu hết về nó thì bài viết này là dành cho bạn. Tất tần tật các thông tin về lễ ăn hỏi ở miền Bắc sẽ giúp bạn nắm chắc khâu chuẩn bị và quá trình không sót bước nào.

Khâu chuẩn bị

Ở lễ dạm ngõ sau khi 2 gia đình gặp mặt và nói chuyện sẽ thống nhất số lượng tráp lễ vật, thông thường số lượng tráp theo phong tục miền Bắc là số lẻ. Dựa vào số lượng tráp mà 2 bên thống nhất thì cả 2 gia đình cũng sẽ cần tìm số lượng nam, nữ đỡ tráp tương ứng.

tráp ăn hỏi miền Bắc

Chuẩn bị tráp đám hỏi với số lễ vật tương ứng

» Xem thêm: GIẢI ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC VỀ TRÁP ĐÁM HỎI

Thành phần tham dự lễ ăn hỏi gồm: 

Trưởng đoàn (thường là các bậc cao niên có khả năng ăn nói đại diện cho gia đình)

Ông bà, bố mẹ, người thân

tráp ăn hỏi miền Bắc

Thành phần tham dự lễ ăn hỏi gồm các bậc cao niên cùng những người thân trong gia đình

Trang phục cho các thành phần tham dự:

Đối với nữ thì sẽ mặc áo dài, ngày nay các bà các cô thường sử dụng áo dài cách tân vừa thể hiện tính truyền thống nhưng lại không kém phần sang trọng, hiện đại

Đối với nam thì là áo sơ mi, quần âu hoặc vest

Đối với đội hình bê tráp 2 bên thường sử dụng áo dài, đội hình bê tráp nhà trai có thể mặc sơ mi trắng, quần âu.

tráp ăn hỏi miền Bắc

Đội hình nam nữ bê tráp thường mặc áo dài, khăn xếp

Giờ hoàng đạo diễn ra lễ ăn hỏi đã được thống nhất trong lễ dạm ngõ, đến ngày ăn hỏi, nhà trai phải có mặt đúng giờ để làm các nghĩ lễ tại nhà gái. Để đảm bảo có mặt đúng giờ gia đình nhà trai cần tính toán thời gian đi lại trên đường, để chuẩn bị tốt cho lễ ăn hỏi gia đình nhà trai nên tính thời gian đến sớm tầm 30 phút để tránh tắc đường và có thời gian chỉnh trang lại đội hình nam bê tráp cũng như đội hình nhà trai.

Quá trình diễn ra lễ ăn hỏi

Chào hỏi

Đến giờ đã chọn, gia đình nhà trai sắp xếp lại đội hình bên ngoài cổng gia đình nhà gái và đi vào nhà gái theo thứ tự sau: Đi đầu là trưởng đoàn, ông bà, bố mẹ, chú rể, đội nam bê tráp và các thành viên liên quan. Hai bên gia đình tiến hành màn chào hỏi và ổn định chỗ ngồi để chuẩn bị thưa chuyện về lễ đính hôn của 2 bên gia đình.

Tiếp theo màn chào hỏi của 2 bên gia đình, chú rể cùng với đội nam bê tráp sẽ trao lễ cho đội nữ đỡ tráp vào nhà. Đội bê tráp nam và đội đỡ tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau. Các phong bao này do hai nhà chuẩn bị, nhà trai sẽ chuẩn bị phong bao và đưa cho đội nam, nhà gái sẽ chuẩn bị số phong bao tương ứng đưa cho đội nữ. Số tiền trả duyên có thể được hai nhà thống nhất trước hoặc tùy điều kiện mỗi bên gia đình.

» Xem thêm: QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐÁM HỎI CHUẨN PHONG TỤC

Trao lễ vật

Sau khi đội đỡ tráp sắp xếp tráp lên bàn để tráp gọn gàng, gia đình hai nhà sẽ cùng ngồi uống nước, nói chuyện. Đầu tiên, gia đình nhà trai sẽ giới thiệu các đại diện gia đình nhà trai trong buổi lễ, để đáp lễ đại diện nhà gái có đôi lời phát biểu và giới thiệu đại diện của gia đình. Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do và giới thiệu về các tráp mà nhà trai mang đến. Đại diện nhà gái đứng lên cảm ơn, nhận lễ ăn hỏi của nhà trai. Mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng nhau mở từng tráp, mẹ chú rể sẽ trao từng tráp cho mẹ nhà gái trước đại diện 2 bên gia đình.

tráp ăn hỏi miền Bắc

» Xem thêm: TRAO MÂM LỄ ĂN HỎI CHO NHÀ GÁI NHƯ THẾ NÀO THÌ PHÙ HỢP?

Sự xuất hiện của cô dâu

Sau khi gia đình nhà trai thưa chuyện và nhà gái nhận lễ, gia đình nhà gái cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống chào gia đình nhà trai (trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi). Cô dâu sẽ xuống chào hỏi và cô dâu cùng chú rể rót trà mời 2 ông bà, bố mẹ 2 bên gia đình (cô dâu rót trà mời ông bà, bố mẹ chú rể và ngược lại chú rể rót trà mời ông bà, bố mẹ cô dâu).

tráp ăn hỏi miền Bắc

Thắp hương và nghi thức trước bàn thờ gia tiên

Sau khi cô dâu ra mắt, mẹ cô dâu sẽ lấy mỗi tráp một ít vật phẩm mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên. Lúc này, bố mẹ cô dâu (trưởng họ hoặc người có cương vị cao nhất trong nhà gái) cùng cô dâu, chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên để mong tổ tiên chứng giám cho lễ ăn hỏi và phù hộ cho cặp đôi một tương lai hạnh phúc lâu bền. 

tráp ăn hỏi miền Bắc

Bàn bạc để thống nhất ngày tổ chức đám cưới

Sau khi cúng ông bà tổ tiên xong, 2 gia đình sẽ thống nhất một ngày đẹp để tổ chức đón dâu và lễ cưới. Trong thời gian đó, cô dâu chú rể mời nước họ hàng 2 bên và chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người.

» Xem thêm: CƯỚI HỎI VÀ NHỮNG NGHI LỄ TRUYỀN THỐNG KHÔNG THỂ BỎ QUA

Kết thúc lễ ăn hỏi

Kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp (Lưu ý: khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số lẻ, nắp tráp ko đậy nắp mà nắp tráp sẽ lật ngược lại). Sau khi gia đình nhà gái trao đồ lại quả cho gia đình nhà trai và nhà trai xin phép ra về.

tráp ăn hỏi miền Bắc

Khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số lẻ, nắp tráp ko đậy nắp mà nắp tráp sẽ lật ngược lại

Sau khi đã kết thúc lễ ăn hỏi, gia đình nhà gái sẽ tổ chức bữa cơm thân mật để mời tất cả các thành viên có mặt trong lễ ăn hỏi. Nếu gia đình nhà trai ở xa, nhà gái có thể cân nhắc mời nhà trai ở lại cùng ăn bữa cơm này. Tuy nhiên việc này phải được thống nhất và xin ý kiến nhà trai từ trước để gia đình nhà gái có sự chuẩn bị và tiếp đón được chu đáo hơn.

» Xem thêm: NHỮNG ĐIỀU CÔ DÂU BÍNH TÝ 1996 CẦN LƯU Ý KHI KẾT HÔN TRONG NĂM 2020


Song Anh Wedding & Events - Phù thuỷ decor tiệc cưới Hà thành

Hotline: 096.854.6655

Facebook: Song Anh Wedding & Events

Website: http://songanhwedding.com

Địa chỉ: Sn 10, Lô C2 Khu Đô Thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Chia sẻ

#trang trí tiệc cưới #Lễ ăn hỏi #Song Anh Wedding & Evens #Trang trí cưới hỏi

Tin tức liên quan